Mainboard điều khiển máy chiếu là gì?
– Maiboard điều khiển máy chiếu là một bộ phận cấu thành quan trọng bậc nhất và không thể thiếu trong tất cả các dòng máy chiếu chính hãng sử dụng công nghệ 3LCD (SHARP, LG, Canon, SamSung, Panasonic, Sony, Epson, Hitachi, Nec, Eiki, Sanyo, 3M…) cho tới máy chiếu công nghệ DLP của Mỹ ( Viewsonic, Optoma, BenQ, Vivitek, Infocus, Dell, Acer…).
– Nó đóng vai trò là bộ phận tích hợp phần mềm điều khiển máy chiếu, phím điều hướng, kết nối tín hiệu vào ra, gắn kết các linh kiện và bộ phận khác trong máy chiếu. Mainboard Optoma được cấu tạo bởi bo mạch, IC, chip, tụ điện, dây đồng, biến trở, biến thế, nút điều khiển, cổng tín hiệu HDMI, VGA, VIDEO, Audio, RS232, LAN, USB…nó thường có dạng hình chữ L.
Dấu hiệu Mainboard điều khiển máy chiếu Optoma bị hư hỏng
– Máy chiếu chạy một lúc rồi tự tắt, đôi lúc hình chiếu bị chớp. Nếu nặng hơn, có trường hợp không khởi động được máy.
– Thao tác phím bấm menu trên thân máy không nhạy hoặc bị liệt.
– Gắn dây tín hiệu vào mà không nhận được hình ảnh hoặc bị nhiễu.
Nguyên nhân máy chiếu Optoma bị hư Mainboard
– Nguyên nhân có thể là do nguồn điện vào máy chiếu không ổn định vượt quá hoặc thấp hơn hiệu điện thế (v) định mức của máy chiếu làm giảm tuổi thọ main bo và các linh kiện bên trong như chip, IC.
– Do máy chiếu hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không được tạm nghỉ, dẫn tới quá tải, sốc nhiệt.
– Máy chiếu của bạn đặt trong môi trường có nhiều hơi nước (gần máy phu sương, máy lạnh, ngoài trời), bụi bẩn, dầu mở (bếp nấu ăn) gây ra chập cháy các bộ phận bên trong Mainboard máy chiếu.
– Do có sinh vật lạ (thằn lằn, ong, dán…) chui vào trong máy chiếu gây ra cháy hỏng Mainboard.
– Do ít quan tâm và bảo trì, vệ sinh máy chiếu định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/lần làm tuổi thọ máy chiếu bị suy giảm.
– Và một lỗi cũng rất phổ biến đó là do rút dây nguồn đột ngột. Tức là khi nhấn 2 lần nút Power để tắt máy chiếu khi không sử dụng thì hệ thống quạt tản nhiệt bên trong máy chiếu vẫn tiếp tục hoạt động để làm mát các linh kiện bên trong trong khoảng 3 đến 5 phút sau đó nhưng nguồn điện bị ngắt đột ngột nên máy bị sốc nhiệt làm Mainboard rất dễ bị cháy vì quá nóng.
– Máy chiếu của bạn đặt trong môi trường có nhiều hơi nước (gần máy phu sương, máy lạnh, ngoài trời), bụi bẩn, dầu mở (bếp nấu ăn) gây ra chập cháy các bộ phận bên trong Mainboard máy chiếu.
– Do có sinh vật lạ (thằn lằn, ong, dán…) chui vào trong máy chiếu gây ra cháy hỏng Mainboard.
– Do ít quan tâm và bảo trì, vệ sinh máy chiếu định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm/lần làm tuổi thọ máy chiếu bị suy giảm.
– Và một lỗi cũng rất phổ biến đó là do rút dây nguồn đột ngột. Tức là khi nhấn 2 lần nút Power để tắt máy chiếu khi không sử dụng thì hệ thống quạt tản nhiệt bên trong máy chiếu vẫn tiếp tục hoạt động để làm mát các linh kiện bên trong trong khoảng 3 đến 5 phút sau đó nhưng nguồn điện bị ngắt đột ngột nên máy bị sốc nhiệt làm Mainboard rất dễ bị cháy vì quá nóng.
Cách xử lý máy chiếu bị hư Mainboard điều khiển máy chiếu Optoma
– Vì Mainboard điều khiển máy chiếu là 1 cụm vi mạch nên nếu như gặp hư hỏng nhẹ thì hoàn có thể dò tìm lỗi và thay bộ phận linh kiện (Chip, tụ điện, biến trở…) cấu thành đã bị hư bằng loại tương đương của hãng máy chiếu đó. – Đương nhiên, phải do kỹ thuật sửa chữa máy chiếu giỏi có tay nghề cao kiểm tra phát hiện và phải có linh kiện phù hợp để thay thế và sửa chữa.
– Còn nếu như gặp phải tình trạng cháy nổ nặng và không có cách nào sửa được thì cách duy nhất đó là thay nguyên cụm Mainboard mới. Đương nhiên giá thành cũng sẽ đắt hơn.